Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Plesk Control Panel và những thắc mắc hay gặp.


 
1.
 Plesk là gì ?

    Plesk Control Panel hay còn gọi nhanh là Plesk là một phần mềm dùng để quản lý hosting trong đó bao gồm các dịch vụ như Web service, Email service, DNS Service, SQL Service, PHP, ASP, etc...

2. Plesk dành cho những ai ?

- Dành cho những nhà quản trị các dịch vụ như Web, Email, DNS, etc...với số lượng lớn website.
- Admin/User cần một web base trên đó tích hợp đầy đủ các tính năng có thể control các service để vận hành cho website của mình.

3. Quản trị plesk như thế nào ?

Plesk support 3 cấp độ quản trị như sau:
- Administrator
- Reseller
- End User
Ta sẽ đề cập đến 3 cấp độ quản trị này trong các bài viết sau.

4. Plesk có miễn phí không ?

    Tất nhiên là không rồi, đã là business thì không thể free. Tuy nhiên vẫn có một số phần mềm free nhưng theo tôi về mặt chức năng thì không bằng Plesk.

5. Vậy chi phí như thế nào ?

   Các bạn truy cập vào đây và chọn platform tương ứng sau đó sẽ biết phí chi tiết cho các option của mình.

6. Plesk support những platform nào?

Support 2 platform, trong đó bao gồm:
- Windows
- Unix/Linux

7. Làm thế nào có thể download Plesk?

   Các bạn truy cập vào đây để có thể download version mới nhất của Plesk.

   Trên đây là một số overview cơ bản và những câu hỏi thường gặp. Sau đây ta sẽ bắt đầu tiến hành cài đặt Plesk.

Sử dụng

   Sau khi login vào plesk các bạn sẽ được chuyển tới trang Home và sẽ thấy giao diện default bao gồm 2 frame như trong hình 1 trên. Trong đó:

- Frame bên trái: sẽ chứa các menu thường dùng nhất.
- Frame bên phải: sẽ chứa các chức năng mà khi các bạn click vào menu bên trái như Home, Resellers, Clients, Domain….

I. Frame bên trái:

Menu Home: khi click vào sẽ trở về trang Home
Menu Resellers: quản lý các tài khoản resellers
Menu Clients: quản lý các user account
Menu Domains: quản lý toàn bộ domain trên server
Menu settings: quản lý các setting config trên plesk và một số settings thuộc ứng dụng của server như IIS, IP address, Bandwidth, log action của plesk, etc…

II. Frame bên phải:

1. Các tính năng của trang Home

- Welcome Trung Nghia: Trung Nghia là tên của admin do config trên plesk

- Hostname: giống như computer name trên windows hoặc hostname trên linux.

- IP Address: địa chỉ IP của server

- Resellers: kế bên đây là thống kê số lượng reseller hiện có trên server

- Clients: thống kê số lượng clients hiện có trên server

- Domains: thống kê số lượng domains hiện có trên server

- Disk space: hiển thị dung lượng đĩa cứng trên server bao gồm tổng space là bao nhiêu ? còn dư bao nhiêu ?

- Memory: hiển thị tổng dung lượng ram của server và tổng dung lượng ram còn dư là bao nhiêu.

- Parallels plesk panel version: hiển thị thông số version của phần mềm plesk đang chạy là bao nhiêu.

- Operating system: hiển thị thông tin hệ điều hành của server đang chạy.

- CPU: thông số CPU của server.

- Average load: mức độ load trung bình hiện tại của server.

- Accounts: quản lý các vấn đề liên quan tới tài khoản account của resellers và clients như tạo/xóa/edit thông tin

resellers/clients, quản lý templates resellers/clients, etc….

- Domains: quản lý các vấn đề liên quan tới domain như tạo/xóa/edit domain, quản lý domain templates, etc…

- Server: quản lý đến các ứng dụng backend như cấu hình của mail server, DNS, database, backup/restore, IP address, etc…

- Applications & services: quản lý các vấn đề liên quan tới đăng ký domain, quản lý domains, xây dựng các website có sẵn từ
tool của plesk, etc…

- Interface: quản lý các giao diện và button, logo… của plesk.

- Logs & statistics: quản lý các vấn đề liên quan đến resource đã sử dụng của server, thống kê log, các action đã thao tác trên plesk, event log của server, báo cáo chung, thông báo…

- Security: quản lý các vấn đề liên quan đến access, limit access, kiểm tra các active session, certificates…

- Account: quản lý thông tin của tài khoản admin trên plesk.

- Help & support: quản lý các vấn đề liên quan đến support với bên cung cấp phần mềm là Parallels như trợ giúp, license, update…

2. Các tính năng của trang Resellers

- Create reseller account: tạo tài khoản reseller.

- Resellers account templates: quản lý các mẫu templates khi tạo reseller.

- View traffics by resellers: quản lý resource của các resellers hiện tại trên server đang có.

3. Các tính năng của trang Clients

- Create client account: tạo tài khoản client cho khách hàng.

- Clients account templates: quản lý các mẫu templates khi tạo client.

- Traffic Usage: quản lý băng thông của client đã sử dụng trên server.

4. Các tính năng của trang Domains

- Create domain: tạo thêm domain trên server.

- Domain templates: quản lý các mẫu templates khi tạo domain.

- View statistics: xem thống kê space, lưu lượng băng thông, email account, tài khoản FTP, etc…của các domain đang có trên server.

- Traffic Usage: quản lý băng thông của client đã sử dụng trên server.

5. Các tính năng của trang Settings

- Administrator Account: quản lý thông tin của tài khoản admin plesk

- General: quản lý thông tin đến các vấn đề config như hostname/computer name, giờ hệ thống, license plesk, IP...

- Security: các vấn đề liên quan đến bảo mật như limit access, security rule, SSL...

- DNS: quản lý các cấu hình chính của DNS service. Không trực tiếp quản lý các record.

- Database hosting: quản lý các connection giữa các server database và plesk. Trong đó bao gồm thông tin server IP, username và password.

- Mail: quản lý các vấn đề liên quan đến config mail server, webmail sẽ sử dụng là gì ? các cơ chế chống spam mail, virus protection.

- Log: quản lý về cấu hình lưu trữ log, log thao tác của plesk.

- Control Panel Interface: cấu hình giao diện plesk control panel.

- Components & Modules: quản lý các plugin, addon của plesk như VPN...

Parallels Plesk Panel- phần mềm quản trị hệ thống



Parallels Plesk Panel là một giải pháp tổng thể trong việc quản lý máy chủ bao gồm các dịch vụ như web, thư điện tử, cơ sở dữ liệu, tên miền … Với 4 tiêu chí “Sử dụng đơn giản, thanh toán linh hoạt, hiệu quả thực thi và bảo mật thông tin”, Plesk là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà cung cấp hosting, thiết kế web, chuyên viên tin học và các đối tác kinh doanh.



Giúp bạn kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể dễ dàng tăng ARPU bằng cách:    
    •   Bán các ứng dụng web cho người dùng cuối.
•   Bán chức năng tạo trang web nhanh SiteBuilder.
•   Cung cấp một số các dịch vụ khác như đăng ký tên miền và chứng chỉ SSL.
   
Quản lý dễ dàng, thân thiện. Bạn có thể dễ dàng:    
    •   Quản lý máy chủ với các tính năng quản trị thuận tiện.
•   Đơn giản hóa các thao tác của người dùng với giao diện trực quan.
•   Cung cấp thêm các tính năng phụ trội cho gói dịch vụ chẳng hạn như mobile websites và tạo lập trang web.
   
Cung cấp một giải pháp toàn vẹn. Plesk Panel 10 mang đến cho bạn:    
    •   Một hệ thống quản lý hosting được tự động hóa gần như hoàn toàn.
•   Bảo mật thông tin tốt hơn với việc hỗ trợ cách ly các site thông qua FastCGI, tăng mật độ tài khoản khách hàng với suPHP. Cũng như khả năng cô lập shell script với SecureLVE (với Cloud Linux).
•   Hệ thống quản lý thanh toán được tích hợp.


Chuyên gia thiết kế web: Tại sao chúng tôi chọn Parallels Plesk Panel? Bởi vì nó:

- Phù hợp với yêu cầu của thiết kế web. Chẳng hạn như, nó mang lại:
  •     Thiết lập nhiều host dựa trên gói dịch vụ với cấu hình được định sẵn
  •     Cho phép tạo nhiều tài khoản FTP, kết hợp với cấu trúc web linh hoạt

- Dễ dàng thêm các ứng dụng vào trang web. Với Plesk Panel 10, bạn có thể:
  •     Lựa chọn từ hơn 150 ứng dụng mã nguồn mở và thương mại
  •     Thêm ứng dụng vào trang web với chỉ một cú nhấn chuột
  •     Cung cấp công cụ của Google cho Webmaster

- Tiết kiệm thời gian với tính năng tự quản trị.
  •     Giới hạn người dùng truy cập thông qua việc gán quyền
  •     Cho phép khách hàng tự quản lý tài khoản email
  •     Cho phép khách hàng quản lý việc truy cập của nhân viên vào ứng dụng chỉ định
Chuyên viên IT: Tại sao chúng tôi chọn Parallels Plesk Panel? Bởi vì nó:

- Dễ dàng tạo ra trang web. Plesk Panel 10 mang đến cho bạn 
  • Khả năng tạo lập một trang web hoàn chỉnh bằng công cụ SiteBuilder với hàng trăm mẫu thiết kế dựng sẵn
  •  Quản lý máy chủ và trang web thông qua một giao diện tập trung
- Dễ dàng bổ sung chức năng. Parallels Plesk Panel cho phép bạn:
  •     Chỉ một cú nhấp chuột để mở ra kho lưu trữ với hơn 200 ứng dụng mã nguồn mở và thương mại
  •     Gán quyền cho phép nhân viên truy cập vào các ứng dụng chỉ định
  •     Sử dụng Google Tools để đơn giản hóa tác vụ quản trị website
- Chia sẻ dễ dàng với cộng sự. Chẳng hạn như, bạn có thể:
  •     Cho phép truy cập vào tài khoản nhân viên dựa trên các quyền được gán
  •     Cho phép nhân viên tự quản lý tài khoản email
  •     Đơn giản hóa các thao tác của người dùng với giao diện trực quan.
Đối tác kinh doanh: Tại sao chúng tôi chọn Parallels Plesk Panel? Bởi vì nó:
  •     Tăng doanh thu: bằng cách mở rộng các dịch vụ kinh doanh chẳng hạn cung cấp hàng trăm các ứng dụng SaaS thông qua Parallels Storefront từ đó gia tăng doanh thu trên mỗi khách hàng.
  •     Nâng cao sự hài lòng cho khách hàng: bằng cách cung cấp một giải pháp tổng thể với các đặc tính như Parallels Plesk Sitebuilder và một hệ thống quản lý thanh toán tích hợp bạn sẽ trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và mang đến nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng
  •     Giảm chi phí hỗ trợ sản phẩm: giao diện người dùng cuối trực quan đồng nghĩa với khối lượng công việc của đội ngũ hỗ trợ sẽ giảm bớt.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

cPanel - quản lý giao diện Hosting của khách hàng

    cPanel là một giao diện web quản lý Hosting của khách hàng và là một trong những WHM tốt nhất được biết đến trên thế giới.



Giao diện thân thiện, dễ sử dụng:

   Giao diện cPanel rất trực quan, trình bày khoa học và tài liệu hướng dẫn rất đầy đủ ngay trong màn hình cPanel. Điều này cho phép khách hàng upload/download nội dung website, quản lý các tài khoản như FTP, Mail, Database hoàn toàn chủ động trong việc quản trị hosting của mình.
Công cụ quản lý Reseller đầy đủ:

   Với cPanel và WHM, Quý khách có thể tạo các tài khoản cho Reseller của mình. Reseller có thể chủ động tạo các gói host và cung cấp cho khách hàng của họ, thay thế logo cPanel riêng của họ, và hoàn toàn tùy chỉnh giao diện người dùng với thương hiệu của họ chỉ với các hiểu biết về HTML và CSS.

Nâng cấp dễ dàng:

    cPanel cho phép Quý khách update version của các phần mềm hoàn toàn tự động, thậm chí là update version của chính Cpanel. Điều này giúp Quý khách không cần biết nhiều về kỹ thuật vấn có thể nâng cấp các phần mềm như MySQL, PHP, Mail server dễ dàng.
Cung cấp hệ thống API đầy đủ và ổn định:

    cPanel cung cấp một loạt các API để mở rộng các chức năng của hệ thống này. Với các API, Quý khách có thể tự động hóa nhiều chức năng phổ biến của WHM và cPanel, chẳng hạn như việc tạo và chỉnh sửa tài khoản hosting, nâng cấp và hạ cấp hosting... từ hệ thống riêng của khách hàng mà không cần login vào cPanel.

Bảo mật và an toàn:

  cPanel và WHM bao gồm các công nghệ bảo mật mới nhất để giúp giữ cho máy chủ của Quý khách an toàn. cPanel cung cấp bảo vệ chống virus, phát hiện rootkit, shell, và một loạt các công cụ khác cho phép bạn khóa máy chủ của Quý khách khi bị xâm nhập. Cho phép Quý khách setup thêm các Plugin như Firewall, mod-security để bảo vệ server của mình.
Hệ thống backup thông minh, an toàn và hiệu quả:

    cPanel cung cấp hệ thống backup thông tin với nhiều chọn lựa như backup đầy đủ, backup khi thông tin thay đổi, backup với dữ liệu nén, backup daily, weekly, monthly. Cho phép backup qua 1 ổ đĩa mạng, backup thông qua một tài khoản FTP. Và quan trong nhất là khi server bị sự cố, Quý khách có thể phục hồi toàn bộ hoạt động của website từ source code, database đến email và tài khoản khách hàng mà không cần phải setup lại từ đầu.

Được hỗ trợ toàn cầu và trực tiếp từ  cPanel:

    cPanel dẫn đầu trong việc hỗ trợ dịch vụ về Control Panel Web Hosting. Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật 24/7, kể cả ngày lễ. Quý khách chỉ cần gởi yêu cầu trực tiếp tại Website hỗ trợ của cPanel mà không cần phải có bất kỳ sự xác nhận nào ngoài IP của máy chủ mà Quý khách đã mua License. Quý khách sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ chính các chuyên gia của Cpanel.

MAIL SERVER là gì?

   


1. Giới thiệu
       Email: là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính.
       Mail server: là máy chủ dùng để nhận và gửi mail, với các chức năng chính:
- Quản lý account.
- Nhận mail của người gửi (của những người có account) và gửi cho người nhận hoặc mail server của người nhận.
- Nhận mail từ mail server của người gửi (từ bên ngoài) và phân phối mail cho người trong hệ thống.
Tùy thuộc vào việc cài đặt mà mail-server cho phép người dùng sử dụng web-mail (web) để nhận mail (giống yahoo), hay cho phép sử dụng outlook (application), hay cả 2 (giống như gmail).
      Các giao thức của email
  SMTP, POP3, IMAP là giao thức được sử dụng để chuyển phát thư.mỗi giao thức là tập hợp cụ thể của các quy tắc giao tiếp giữa các máy tính.
·        SMTP (Simple Mail Transfer Porotocol). SMTP được sử dụng khi gửi từ một ứng dụng email như Postfix với một máy chủ email hoặc khi email được gửi từ một máy chủ email khác. SMTP sử dụng cổng TCP 25.
·        POP3 (Post Office Porotocol version 3) là giao thức dùng để tải email từ một máy chủ email. POP3 sử dụng cổng TCP 110.
·        IMAP (Internet Message Access Protocol) là giao thức thế hệ mới của POP. IMAP sử dụng cổng tcp 143. IMAP đặt sự kiểm soát email trên mail server trong khi nhiệm vụ của POP là tải toàn bộ thông điệp Email về client server yêu cầu. IMAP cung cấp truy cập theo ba chế độ khác nhau: offline (ngoại tuyến), online (trực tuyến) và disconnected (ngắt kết nối) truy cập vào chế độ offline IMAP giống như POP các thông điệp email được truyền đến máy client , xóa khỏi mail server và mối liên kết bị ngắt.sau đó người dùng đọc ,trả lời ,làm các việc khác ở chế độ ngoại tuyến và nếu muốn gửi thư mới thì họ phải kết nối lại.
     Truy cập chế độ online là chế độ IMAP truy cập mà người dùng đọc và làm việc với thông điệp email trong khi vẫn đang giữ kết nối với mail server (kết nối mở). Các thông điệp này vẫn nẳm ở mail server cho đến khi nào người dùng quyết định xóa nó đi. Chúng đều được gắn nhãn hiệu cho biết loại để “đọc” hay “trả lời”.
    Trong chế độ disconnected, IMAP cho phép người dùng lưu tạm thông điệp ở client server và làm việc với chúng, sau đó cập nhập trở lại vào mail server ở lần kết nối tiếp. Chế độ này hữu ích cho những ai dùng laptop hay truy cập mạng bằng liên két quay số điện thoại,đồng thời không muốn bỏ phí những lợi ích điểm của kho chữa thư ở mail server.

     2. Hoạt động của email

   Một email không có gì đơn giản hơn là một “thông điệp chữ” – một đoạn văn bản được gửi cho người nhận. Từ buổi sơ khai cho đến tận ngày hôm nay, email luôn có khuynh hướng là đoạn văn bản ngắn mặc dù khả năng thêm và “đính kèm” làm cho nhiều email trở nên rất dài và đa dạng.

    Khi client muốn gửi email, cần phải chỉ định rõ ràng địa chỉ của người nhận dưới dạng user@domain.ext. Như trong ví dụ trên là freman.alpha@arrakis.com, email được gửi đi từ phía client với chuẩn giao thức Simple Mail Transfer Protocol – SMTP, có thể tạm hình dung đây giống như bưu điện trung gian, có nhiệm vụ kiểm tra tem và địa chỉ trên bức thư để biết điểm đến chính xác. Nhưng nó lại không hiểu rõ về domain – tên miền, khái niệm này khá trừu tượng và tương đối khó hiểu. Tại bước này, server SMTP sẽ phải liên lạc với server Domain Name System. Server DNS này tương tự như chiếc điện thoại hoặc cuốn sổ địa chỉ trên Internet, nhiệm vụ chính là biên dịch các domain như arrakis.com thành địa chỉ IP như 74.238.23.45. Sau đó, nó sẽ tìm ra bất cứ domain nào có MX hoặc server mail exchange trên hệ thống và tạm thời đánh dấu domain đó. Để đơn giản hơn, các bạn hãy hình dung quá trình này như sau: bưu điện nơi bạn gửi thư sẽ tiến hành kiểm tra trên bản đồ để xác định điểm đến, liên lạc với bưu điện tại đó để kiểm tra người nhận có hộp thư để nhận hay không.

    Giờ đây, khi server SMTP đã có đủ lượng thông tin cần thiết, tin nhắn sẽ được gửi từ server đó đến server mail exchange của domain - Mail Transfer Agent (MTA). Nó sẽ quyết định chính xác thư đến sẽ đặt tại đâu, tương ứng với việc bưu điện ở khu vực người nhận sẽ chuyển thư đến địa chỉ nào thuận tiện nhất. Và sau đó, người bạn sẽ đi nhận thư, thông thường sử dụng chuẩn giao thức POP hoặc IMAP.

 




Việt Nam - Ra mắt sàn đấu giá tên miền (domain)

    Ngày 10/04/2014 Công ty P.A Việt Nam phối hợp cùng Intel Việt Nam tổ chức hội nghị với chủ đề kép “Sàn đấu giá tên miền - Điện toán đám mây trên nền tảng Intel".



    Hội nghị được tổ chức với mục đích cung cấp thông tin hữu ích giúp các tổ chức doanh nghiệp cập nhật các xu thế mới nhất về sử dụng và chuyển nhượng tên miền, đồng thời cung cấp các thông tin về giải pháp điện toán đám mây trên nền tảng máy chủ Intel giúp đầu tư công nghệ một cách hiệu quả.

    P.A Việt Nam trình bày tổng quan về việc sử dụng và chuyển nhượng tên miền, đề cập các chức năng trên Sàn đấu giá tên miền giúp cá nhân và doanh nghiệp tăng cơ hội bảo vệ thương hiệu trên internet.

   Khi tham gia sàn đấu giá, khách hàng có rất nhiều cơ hội đầu tư tương ứng với các loại hình đấu giá: đấu giá tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế, đấu giá tên miền sắp/đã hết hạn hoặc rao bán tên miền.

   Một ưu điểm lớn của sàn đấu giá P.A Việt Nam là khả năng kết nối đến kho dữ liệu tên miền lớn trong nước và quốc tế, mang đến cho khách hàng cơ hội tốt nhất để tiếp cận lựa chọn tên miền thích hợp thích hợp nhất với nhu cầu của mình.

   Điểm thuận lợi khác mà P.A Việt Nam tích hợp vào sàn đấu giá và cung cấp đến khách hàng đó là công cụ quản lý tập trung các tất cả các tên miền đang sở hữu, với công cụ này khách hàng có thể thực hiện nhiều tác vụ từ căn bản như cấu hình trỏ tên miền, chuyển tiếp truy cập, thêm tên miền phụ (sub-domain) đến các tính năng cao cấp giúp bảo mật tên miền như Bảo mật thông tin whois (ID-Protect) hay Khóa tên miền (Registry lock)…

Đấu giá tên miền (domain) giống tên 4 ngân hàng lớn tại Việt Nam

    Ngày 15/1, Công ty cổ phần Truyền thông trực tuyến Micronet, đơn vị giữ đăng ký nhiều tên miền quốc gia “.vn” sẽ tổ chức bán đấu giá hàng loạt tên miền “.vn”. Trong đó, đáng chú ý là các tên miền có tên giống các ngân hàng, như Agribank.vn, Vietcombank.vn, VCB.vn, VPBank.vn và VIB.vn.



    Trước đó, cuối tháng 12/2014, Micronet đã gửi thư tới đại diện các ngân hàng có tên gần với các tên miền nêu trên với thông báo rằng, các tên miền đó đã được Micronet đăng ký từ ngày 22/8/2006 và sẽ được chuyển nhượng tự do từ ngày 15/1/2015, nếu các ngân hàng không mua lại. Mức giá bán được ấn định là 79 triệu đồng/tên miền và phí bảo vệ là 6 triệu đồng/năm.

   Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Lê Thúy Hạnh, Tổng giám đốc Công ty Tiếp thị số (Digimarketing) thuộc Micronet cho biết, đến thời điểm hiện tại, chưa có ngân hàng nào liên hệ mua lại. Trong khi đó, đã có khá nhiều cá nhân liên hệ với Micronet đề nghị mua lại toàn bộ các tên miền này.

   Bà Hạnh cho biết, đến hạn 15/1/2015, Micronet sẽ tổ chức đấu giá và người trả giá cao nhất sẽ là chủ sở hữu mới của các tên miền này.

   Theo Micronet, đơn vị này chỉ có thể duy trì và bảo vệ tên miền cho doanh nghiệp tối đa từ 3 đến 10 năm, tùy từng trường hợp. Sau đó, Micronet sẽ thực hiện đồng thời cả việc tiếp tục bảo vệ và tổ chức bán hoặc đấu giá tên miền trên thị trường tự do.

   Các chuyên gia trong ngành cho rằng, tên miền của các ngân hàng là loại tên miền kén khách, giá trị cao hay không, các ngân hàng mua hay không phụ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo các ngân hàng và rất có thể, các ngân hàng sẽ không mua tên miền đang chuẩn bị bán đấu giá đó.

   Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, nếu các tên miền trên bán cho những cá nhân có ý đồ không tốt thì nguy cơ về mất an toàn thông tin là hiện hữu và sẽ vô cùng nguy hiểm trong dài hạn, như họ mua lại nhằm mục đích gây sức ép, lừa đảo hoặc tạo thông tin thất thiệt.

   Cũng có thể, cá nhân muốn mua là những nhà đầu cơ. Họ biết rằng, những tên miền này có giá trị cao và để lâu sẽ bán với giá rất cao. Họ tin chắc một ngày nào đó họ sẽ bán lại những tên miền này với mức giá cao hơn nhiều số tiền họ bỏ ra mua.

   Ngay sau khi Micronet ra thông báo trên, Cục Công nghệ tin học (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã cho biết, việc đăng ký 4 tên miền Agribank.vn, Vietcombank.vn, VCB.vn, VPBank.vn và VIB.vn được thực hiện theo các quyết định của Bộ Bưu chính - Viễn thông hồi năm 2006. Trong khi đó, 4 ngân hàng này đã đăng ký tên miền với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) với tên miền “.com.vn”.

   4 tên miền “.vn” nói trên đang được rao bán chưa được cung cấp dịch vụ trên Internet và việc đưa vào sử dụng các tên miền đó nếu có liên quan đến hoạt động ngân hàng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của 4 ngân hàng trên thì sẽ vi phạm quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp.

   Theo ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc VNNIC, việc một số đơn vị đăng ký bảo vệ một số tên miền và đến nay muốn chuyển nhượng là hết sức bình thường theo nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, kể từ tháng 9/2014, Quyết định 38/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền. Theo đó, các tổ chức, cá nhân đã đăng ký bảo vệ tên miền “.vn” có thể chuyển nhượng quyền sử dụng, với mức giá do các bên tự thỏa thuận.

Tên miền (domain) - Đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng.

    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 38/2014/QĐ-TTg quy định về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet; chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông được phân bổ thông qua đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet.



    Theo Quyết định,  việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải trả giá cao hơn hoặc tối thiểu bằng mức giá khởi điểm của mã, số, khối số, tên miền Internet do Hội đồng đấu giá xác định.

     Mỗi doanh nghiệp trúng đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông được phân bổ một hoặc một số mã, số, khối số theo quy định tại Hồ sơ mời đấu giá. Mỗi tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet được phân bổ một hoặc nhiều tên miền Internet theo quy định tại thông báo mời đấu giá.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định giá khởi điểm

    Về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, Quyết định quy định mã, số viễn thông được đấu giá quyền sử dụng là mã, số có trong Quy hoạch kho số viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kế hoạch đấu giá. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục mã, số viễn thông cụ thể được đấu giá theo từng thời kỳ căn cứ vào Quy hoạch kho số viễn thông và tình hình thực tế của thị trường viễn thông.

    Giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông được đấu giá xác định theo nguyên tắc căn cứ vào giá trị sử dụng của mã, số, khối số viễn thông ở thời điểm đấu giá, phí sử dụng kho số viễn thông phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; tham khảo giá đấu giá thực tế của mã, số, khối số viễn thông cùng loại hoặc tương đương đã được đấu giá tại Việt Nam và tại các nước có nền kinh tế phát triển tương đồng như Việt Nam; tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xác định giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông.

    Còn việc xác định tên miền Internet mang ra đấu giá được thực hiện thông qua quá trình khảo sát nhu cầu sử dụng tên miền Internet. Các tên miền Internet có nhiều nhu cầu đăng ký sử dụng sẽ được xem xét mang ra đấu giá. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phê duyệt danh sách các tên miền Internet mang ra đấu giá.  Giá khởi điểm tên miền Internet được đấu giá xác định căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia trả giá, lệ phí đăng ký tên miền Internet theo quy định của Bộ Tài chính.

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ quyết định giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông và tên miền Internet được đấu giá trước khi tổ chức đấu giá. Hội đồng đấu giá thực hiện việc thông báo mời tham gia đấu giá trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, trên một số phương tiện thông tin đại chúng.

Công khai kết quả sau 15 ngày

    Khi tham gia đấu giá quyền sử dụng mã, số viễn thông, doanh nghiệp phải nộp Hồ sơ đấu giá cho Hội đồng đấu giá. Còn nếu tổ chức, cá nhân cá nhân có nhu cầu đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet phải đăng ký tham gia thông qua trang thông tin điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập để đấu giá tên miền Internet qua mạng.

    Trên cơ sở kết quả trả giá, Hội đồng đấu giá báo cáo kết quả cuộc đấu giá cho Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt và công bố công khai kết quả đấu giá trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đấu giá.

Không chuyển nhượng tên miền ưu tiên bảo vệ

   
    Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định về việc chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet. Theo đó, các tổ chức, cá nhân không được phép chuyển nhượng tên miền Internet đối với tên miền được ưu tiên bảo vệ, bao gồm tên miền là tên gọi của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và tên miền khác liên quan đến lợi ích, an ninh chủ quyền quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định; tên miền Internet đang xử lý vi phạm, đang trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc tên miền Internet đang bị tạm ngừng sử dụng...

    Đồng thời, tên miền Internet đang trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng không được cấp cho các tổ chức, cá nhân khác ngoài các bên đang thực hiện việc chuyển nhượng.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Điện toán đám mây và ứng dụng

      Trong vài năm lại đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Đa số chúng ta đều đã và đang sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong đời sống hàng ngày cũng như trong quản lý doanh nghiệp.



Vậy điện toán đám mây (cloud computing) là gì?

Cloud Computing, hay còn gọi là Điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Cách thức "điện toán đám mây" hoạt động?

Hãy tưởng tượng bạn là Giám đốc điều hành của một công ty lớn. Trách nhiệm của bạn có bao gồm việc phải đảm bảo rằng tất cả các nhân viên công ty đều có các phần cứng và phần mềm cần thiết để phục vụ cho công việc. Mua một hệ thống máy tính vẫn không đủ, bạn cũng phải mua thêm phần mềm và bản mềm phần mềm hợp pháp nữa. Bất cứ khi nào có một nhân viên mới, bạn cũng phải mua thêm phần mềm mới hoặc phải chuyển giao giấy phép bản quyền phần mềm hiện tại cho người dùng khác mới. Tất cả những việc đó khá rắc rối, tốn thời gian và tốn không ít tiền bạc của bạn.

Và đó là lúc bạn cần đến điện toán đám mây. Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép nhân viên của bạn đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình mà họ cần cho công việc của mình. Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp nhân viên của bạn chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp.
 
Trong hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể. Máy tính tại doanh nghiệp bạn không còn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, chương trình nặng. Thay vào đó, mạng máy tính tạo nên các đám mây sẽ đảm nhận công việc xử lý chúng, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho phần cứng và phần mềm. Điều duy nhất mà máy tính của người sử dụng cần để có thể chạy được phần mềm là giao diện để có thể sử dụng hệ thống điện toán đám mây, đó có thể đơn giản là một trình duyệt Web, và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại.


Hầu hết chúng ta đều đã đang sử dụng điện toán đám mây nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Các dịch vụ e-mail trên nền web như Hotmail, Yahoo! Mail hoặc Gmail chính là những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ điện toán đám mây. Thay vì chạy một chương trình e-mail trên máy tính của bạn, bạn đăng nhập vào một tài khoản e-mail thông qua internet từ xa. Các phần mềm và lưu trữ cho tài khoản của bạn không tồn tại trên máy tính của bạn - đó là trên máy tính đám mây của dịch vụ.

Ưu điểm của "điện toán đám mây"?

Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt thuê máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giảm lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi để đáp ứng yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau:

Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời bằng cách huy động tài nguyên rỗi hiện có trên internet.
Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Thay vào đó họ chỉ cần phải xác định nhu cầu của mình rồi sau đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cloud tiến hành.
Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Việc khoán ngoài được công việc thiết lập và vận hành bộ máy IT thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.
Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên điện toán đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa.


Nguyên tắc đăng kí tên miền (domain)

* Nguyên tắc chung:

1. Tên miền không được vượt quá 63 ký tự.
2. Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).
3. Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ.
4. Không thể bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).




* Để có một tên miền tốt, Quý khách nên lưu ý các điểm sau:
1. Tên miền càng ngắn càng tốt
Trừ khi Quý khách muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty Quý khách, Quý khách nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được (msn.com, hp.com, ...). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo...
2. Tên miền phải dễ nhớ
Điều quan trọng đối với một tên miền đó chính là phải nằm trong trí nhớ của khách hàng. Vì thế, một tên miền giàu âm điệu, dễ đọc, dễ nhớ là hết sức cần thiết. Hãy đọc tên miền của Quý khách nhiều lần, nếu Quý khách có thể đọc nhuần nhuyễn không bị vấp, thì đó là một lựa chọn tốt
Ví dụ: yahoo.com, alibaba.com 
3. Tên miền không gây nhầm lẫn
Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, Quý khách có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của Quý khách cần phải dễ đọc khi Quý khách phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( - ) trong tên miền của Quý khách ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.
4. Tên miền khó viết sai
Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp Quý khách dài hoặc rắc rối, Quý khách sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của Quý khách để chỉ đến một website khác.
5. Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Quý khách
Hãy tìm một cái tên phản ánh chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp Quý khách đồng thời nên sử dụng những đuôi tên miền có ý nghĩa phù hợp với lĩnh vực hoạt động.
Ví dụ: Công ty TB, hoạt động lĩnh vực khách sạn
Thích hợp nhất là: TBhotel.com hoặc TBhotel.com.vn
6. Tên miền phải xâydựng dựa trên khách hàng mục tiêu
Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của Quý khách là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho Quý khách. Nếu Quý khách muốn nhấn mạnh doanh nghiệp Quý khách ở một quốc gia, Quý khách sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,...) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của Quý khách.

VPS là gì?

VPS là gì? 

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:

- Máy chủ game (game server).

- Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn...)

- Phát triển platform.

- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.

- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.

- Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu...

- Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video...



Nhược điểm của VPS?

 - Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.
- Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc.
- Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều.
- Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của VPS không đạt được hiệu quả như mong muốn.

 Cloud Server là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS

 Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn Cloud VPS nhờ vào số lượng server sử dụng trong một cụm. Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, Cloud Server là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.
- VPS được khởi tạo và chạy trên một Server vật lý, vì thế khi Server vật lý bị lỗi hoặc vào những giờ cao điểm Server vật lý thường bị treo dẫn đến VPS sẽ tạm ngưng hoạt động. Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.

- Với VPS, bạn không được đảm bảo lượng tài nguyên phần cứng mà bạn trả tiền, vì những người khác trong cùng một nốt VPS có thể sử dụng qua tài nguyên của bạn. Điều này không hề xảy ra với Cloud Server, bạn có được nguồn tài nguyên đảm bảo và luôn sẵn sàng khi bạn cần.

- Ở VPS khi cần mở rộng hay thu hẹp tài nguyên phải tiến hành nâng cấp máy chủ vật lý tạo ra VPS, rất mất thời gian và chỉ mở rộng một lượng nhất định. Với Cloud Server bạn còn có thể thoải mái điều chỉnh cấu hình của Cloud Server bất kỳ lúc nào.
- VPS ảo hóa từ một máy chủ vật lý nên cách thức vận hành và năng suất không đạt được như mong muốn của người dùng. Cloud server hình thành từ một hạ tầng ảo hóa được xây dựng từ các công nghệ hàng đầu của Cisco, Netapp, Vmware…đảm bảo về cách thức vận hành, tốc độ xử lý nhanh và cho năng suất tối đa.