Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Host không giới hạn và những đặc điểm


  


 Cấu hình máy chủ mạnh mẽ

    Connect ToSử dụng hệ thống máy chủ cấu hình mạnh nhất hiện nay kèm công nghệ lưu trữ RAID 10 đem lại tốc độ xữ lý và an toàn dữ liệu tốt nhất.

    Bảng điều khiển thân thiện

    My AppsSử dụng DirectAdmin phiên bản mới nhất kèm các tính năng nổi bật và giao diện thân thiện với người sử dụng.

    Phần mềm và cơ sở dữ liệu

    Programs altKhông giới hạn MySQL Databases (MySQL 5.x +) với phpMyAdmin. Hỗ trợ: PHP4 & PHP5 (Zend Optimizer, GD, cURL), Safemod Off. Ngoài ra cũng hỗ trợ thêm SSL, Microsoft Frontpage…

    Tính năng Email

    MailPOP3 Email Accounts với SMTP. Truy cập webmail: Horde, SquirrelMail, RoundCube, hỗ trợ IMAP. Chống spam với SpamAssassin, Autoresponders, Mail Forwards, Email Aliases, Mailing Lists.

    Hỗ trợ kỹ thuật
    Configure alt 1Tất cả các gói dịch vụ được hỗ trợ 24/7/365 thông qua hệ thống phiếu hỗ trợ. Dữ liệu được backup hàng tuần và máy chủ được theo dõi liên tục nhằm duy trì hệ thống luôn ổn định.
    
Tương thích hầu hết các mã nguồn

    OS UbuntuDigiStar luôn cố gắng xây dựng và cấu hình máy chủ một cách tối ưu và đầy đủ nhất để tương thích với tất cả các framework thông dụng hiện nay như Joomla, WordPress, Drupal, OpenCart, vBulletin…

    Hạn chế DDOS

    ddosHosting DigiStar cung cấp cho bạn chức năng hạn chế tấn công  DDOS chủ động, kích hoạt chỉ với một thao tác nhấp chuột tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành website.

    Tuỳ chọn phiên bản PHP

    phpBạn có thể tùy chọn phiên bản PHP phù hợp với nhu cầu sử dụng, tối ưu hóa và làm chủ hoàn toàn việc cài đặt các thư viện hỗ trợ việc lập trình website.

    Tăng tốc website

    website_load_times_thumbnailHạ tầng kỹ thuật DigiStar cho dịch vụ hosting hỗ trợ tăng tốc, tăng hiệu năng vận hành website của bạn một cách tối ưu nhất.
   
 Chống Local Attack

    29-quan-tri-an-ninh-mang-trongHệ thống máy chủ DigiStar được cấu hình ngăn chặn các đợt tấn công dựa vào phương thức “Local Attack” đạt mức độ bảo mật cao nhất.

 

Dịch vụ thuê máy chủ (server) là gì?





1. Dịch vụ thuê máy chủ là gì?

  •     Dịch vụ thuê máy chủ (Dedicated server) là dịch vụ cung cấp cho khách hàng toàn bộ hạ tầng bao gồm Phần cứng máy chủ, vị trí đặt máy chủ trên trung tâm dữ liệu (data center), máy chủ được kết nối Internet tốc độ cao với ip tĩnh riêng, ổn định về điện và hệ thống làm mát, chống cháy nổ.
  •     Dịch vụ thuê máy chủ (Dedicated Server) cung cấp cho khách hàng một máy chủ riêng và không gian tương ứng trên hệ thống tủ Rack. Server khách hàng được đặt trong Trung tâm Dữ liệu tiêu chuẩn Tier 3, được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.
  •     Dịch vụ thuê thiết bị bao gồm cho thuê máy chủ, thiết bị mạng (router, switch, firewall) được cung cấp bởi các hãng IBM, Dell, Cisco, Juniper ….
  •     Khách hàng thuê thiết bị được hưởng dịch vụ hỗ trợ đào tạo sử dụng phần cứng kèm theo dịch vụ nâng cấp, bảo hành, thay thế linh kiện ngay tại chỗ.

2. Ưu điểm của dịch vụ Thuê máy chủ


  •     Với dịch vụ Máy chủ dùng riêng khách hàng được trang bị một máy chủ riêng và một IP tĩnh để truy cập quản trị máy chủ từ xa. Chính vì vậy, khách hàng có thể cùng một lúc sử dụng được nhiều dịch vụ như: truy cập web, thư điện tử, giới thiệu doanh nghiệp mình thông qua WWW, truyền file (FTP, xây dựng cơ sở dữ liệu...)
  •     Dedicated Server là dịch vụ khách hàng có thể thuê máy chủ có sẵn. Khách hàng được tư vấn chọn cấu hình máy chủ phù hợp và được hỗ trợ cài đặt hệ điều hành ứng dụng. Ngoài ra, với dịch vụ Máy chủ dùng riêng, khách hàng có thể tự linh hoạt trong việc nâng cấp phần cứng cũng như phần mềm
  •     Dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hoàm UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy...
  •     Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành

Máy chủ (server) và những điều cần biết

     Với tình hình phát triển thông tin như bão ngày nay. Thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Vậy máy chủ là gì? máy chủ hay còn gọi là server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác,lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan lại với nhau... và nó là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm server cho web, webmail..ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mổi máy muốn in thì phải cần một máy cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau..hay dùng USB drive chép dữ liệu qua máy in có gắn máy in để in...nhưng khi dùng server thì chúng ta không phải làm thế, chỉ cần cái máy in lên server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng..ngoài ra còn dùng làm webmail trao đổi lẫn nhau..hay chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng..và mạng kết nối máy tính này gọi là mạng LAN..



Máy chủ là gì?


Máy chủ: Một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ.

Một máy dịch vụ in là một máy tính, nó quản lý một hoặc nhiều máy in, và một máy dịch vụ mạng là một máy tính quản lý các luồng thông tin trên mạng. Một máy dịch vụ cơ sở dữ liệu là một hệ thống máy tính xử lý truy vấn cơ sở dữ liệu.

Có những loại máy chủ nào?


Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành ba loại: Máy chủ ảo và máy chủ riêng và máy chủ đám mây.

Máy chủ riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ

Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.


Sau đây là những lợi ích khi bạn sử dụng dịch thuê máy chủ:
  • Bạn được tùy chọn máy chủ. tùy chọn cấu hình, tùy chọn thương hiệu của máy chủ: IBM, DELL, HP
  • Dễ dàng chuyển đổi từ loại máy chủ sang loại máy chủ khác, ví dụ: bạn đang dùng máy chủ của DELL bạn muốn chuyển sang IBM, điều đó rất dễ, hoặc bạn đang sử dụng máy chủ với cấu hình như thế này bạn muốn dùng cấu hình cao hơn điều này cũng rất đơn giản. Nếu bạn mua máy chủ việc chuyển sang máy chủ khác hoặc chuyển sang máy chủ cấu hình cao thì hơi khó, chi phí cho việc đó không phải đơn giản, không phải doanh nghiệp cũng làm được.
  • Các hãng(IBM, DELL, HP) thường xuyên cho ra máy chủ thế hệ mới với nhiều tính năng mới, mà thê hệ trước đó không có được. Khi thuê máy chủ bạn sẽ có cơ hội sử dụng máy chủ thế hệ mới.

Phân loại máy chủ (server)





Dựa theo cách thức tạo ra máy chủ, người ta phân thành 3 loại chính như sau : 

  1.  Dedicated server (máy chủ riêng): là một máy chủ chạy trên phần cứng với đầy đủ các thiết bị như HDD, RAM… như một máy tính thông thường và việc nâng cấp máy chủ đòi hỏi nâng cấp phần cứng. 
  2. VPS (Virtual Private Server – máy chủ ảo ): là loại máy chủ được hình thành bằng cách phân chia tài nguyên trên một máy chủ gốc thông qua phương pháp ảo hóa. Việc nâng cấp máy chủ được thực hiện dễ dàng thông qua phần mềm quản lí hệ thống và bị ràng buộc bởi thông số của máy chủ gốc. 
  3.  Cloud server (máy chủ đám mây): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime (khoảng thời gian máy tính tạm dừng hoạt động). Máy chủ cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Dựa vào chức năng, người ta thường chia thành các loại máy chủ sau:
  1.     Máy chủ web (Web Server) là máy chủ thực hiện chức năng chủ yếu là mang trang web đến cho khách hàng. Khách hàng và máy chủ liên hệ với nhau bằng giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Nội dung được hiển thị chủ yếu dưới dạng tài liệu HTML (Hypertext Markup Language) bao gồm hình ảnh, chữ, đoạn mã…
  2.     Máy chủ Database (Database Server) là máy chủ mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có hệ quản trị CSDL chẳng hạn như: SQL server, MySQL, Oracle…
  3.     Máy chủ FTP (FTP server): FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là "Giao thức truyền tập tin") là giao thức chuẩn để truyền tải tập tin từ 1 máy chủ sang 1 máy khác dựa vào mạng lưới – chủ yếu là mạng Internet. FTP server được xây dựng dựa trên kiến trúc máy chủ - máy khách, sử dụng hệ thống điều khiển và kết nối dữ liệu riêng biệt.
  4.     Máy chủ DNS (DNS Server) là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
  5.     Máy chủ DHCP (DHCP server): DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol - giao thức cấu hình động máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP server là máy chủ có cài đặt dịch vụ DHCP, nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.

Đặc điểm nổi bật của cloud server

Đặc điểm nổi bật



Tính sẵn sàng cao 

   Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các máy chủ trong “Cloud” và các khách hàng sẽ được tận hưởng lợi ích của hệ thống tự động chuyển đổi giữa các máy chủ khi mà một 
trong các phân hệ quản trị ảo hóa gặp sự cố và không thể kết nối.
        
Triển khai nhanh chóng

   Triển khai hoạt động cho một máy chủ “Cloud” nhanh chóng trên giao diện quản lý tài nguyên Cloud Server. Khôi phục, cài đặt lại hoặc cài mới các máy chủ ảo nhanh chóng và dễ dàng.
 
Dễ dàng nâng cấp

   Nếu khách hàng cần thêm tài nguyên, chỉ cần nâng giới hạn tài nguyên cho các máy chủ ảo hoặc tạo thêm các máy chủ ảo mới trong hệ thống nội bộ của bạn để phục vụ cho tăng trưởng của công việc kinh doanh.
 
Hệ thống quản lý

   Hệ thống quản lý trên nền web-based, giao diện quản lý chi tiết được thiết kế đơn giản, tiện dụng và dễ hiểu nhất cho phép khách hàng quản lý mọi tài nguyên được cấp phép và phân bổ tài nguyên cho các máy chủ ảo.

 Sao lưu dữ liệu

     Hệ thống sao lưu khi thực hiện tác vụ sẽ sao lưu lại máy chủ ảo dưới dạng “snapshot” hệ thống giúp đảm bảo nguyên trạng dữ liệu và cấu hình hệ thống, ngoài ra các cấu hình thiết lập trên hệ thống cũng sẽ được sao lưu tự động cùng thời điểm chạy tác vụ.

Truy cập từ xa

    Mọi máy chủ ảo đều được cấp quyền truy cập đầy đủ như hệ thống KVM. Truy cập máy chủ Linux với đầy đủ quyền quản trị của tài khoản root. Truy cập máy chủ Windows bằng Remote Desktop Protocol (RDP) với tài khoản quản trị cao nhất.

Bảo mật nâng cao

   Cloud Server sử dụng hệ thống bảo mật nhiều tầng, lớp mới nhất, đảm cho máy chủ ảo trên “Cloud” được bảo vệ toàn thời gian trên đối với cả dòng dữ liệu ra/vào trên hệ thống khi giao tiếp với hệ thống bên ngoài.

Cơ sở hạ tầng hiện đại

   Cơ sở hạ tầng của Cloud Server sử dụng hệ thống máy chủ chất lượng cao hỗ trợ các bộ vi xử lý chuyên dụng dành cho doanh nghiệp từ các hãng IBM, Dell, Cisco.Bộ nhớ tối thiểu cho các hệ thống ảo hóa là 128GB, phần cứng lưu trữ theo chuẩn SSD.

Hỗ trợ 24/7
   Digistar với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và thân thiện luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24h/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm.

Sử dụng linh hoạt

   Khách hàng có thể mở rộng hệ thống Cloud Server bằng cách nâng cấp tài nguyên hoặc thêm mới các máy chủ mới. Các máy chủ ảo có thể sử dụng các hệ điều hành khác nhau trên, và việc thay đổi hệ điều hành sử dụng cũng có thể thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tài nguyên thực

   Chúng tôi cam kết không bán vượt số lượng tài nguyên thực có, không chạy đua vì mục đích lợi nhuận bất chấp quyền lợi khách hàng và chất lượng dịch vụ. Thiết kế kỹ thuật của hệ thống Cloud Server là quản trị ảo hóa thực sự, cam kết những tài nguyên đã được cấp sẽ không được cấp cho bất kỳ ai khác nữa.

Công nghệ lưu trữ đám mây

  Là hệ thống lưu trữ với công nghệ tiên tiến của Parallels giúp tăng cường tính sẵn sàng cao, hiệu năng thực thi, an toàn dữ liệu cũng như khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ của máy chủ đám mây bằng phương thức lưu trữ phân tán và sử dụng ổ cứng thể rắn SSD.

 

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Định nghĩa về các DNS record





1. Primary Name Server (PNS)

    Mỗi miền phải có một Primary Name Server (PNS). Server này được đăng ký trên Internet để quản lý miền. Mọi người trên Internet đều biết tên máy tính và địa chỉ IP của server này. Người quản trị DNS sẽ tổ chức những tập tin CSDL trên PNS. Server này có nhiệm vụ phân giải tất cả các máy trong miền hay zone.

2. Secondary Name Server (SNS)

   Secondary Name Server được thiết kế để sao lưu tất cả những dữ liệu trên PNS, như vậy khi PNS bị gián đoạn vì một lý do nào đó thì SNS sẽ đảm nhận việc phân giải tên máy tính thành địa chỉ IP và ngược lại. Trong miền có thể có nhiều SNS. Theo một chu kỳ định sẵn, SNS sẽ sao chép và cập nhật CSDL từ PNS. Tên và địa chỉ IP của SNS cũng được mọi người trên Internet biết đến.

3. Caching Name Server

   Caching Name Server không có bất kỳ tập tin CSDL nào. Nó có chứng năng phân giải tên máy trên những mạng ở xa thông qua những Name Server khác. Nó lưu trữ lại những tên máy đã được phân giải trước đó, Nó góp phần làm tăng tốc độ phân giải bằng cách sử dụng cache, làm giảm bớt gánh nặng phân giả tên máy cho Name Server đồng thời giảm việc lưu thông trên những mạng lớn.

4. SOA (Start of Authority)

   Trong mỗi tập tin CSDL phải có một và chỉ một record SOA (Start of Authority). Record SOA chỉ ra rằng máy chủ name server là nơi cung cấp thông tin tin cậy từ dữ liệu có trong zone.

Cú pháp:

{domain} IN SOA {dns-server} {email-address}
(
serial number;
refresh number;
retry number;
expire number;
time-to-live number
)

domain: tên domain mà DNS quản lý (Vd: beehost.vn)

dns-server: tên server quản lý miền

email-address: địa chỉ email của admin

serial number: áp dụng cho mọi dữ liệu trong zone và là một số nguyên. Khi máy chủ Secondary liên lạc với máy chủ Primary nó sẽ so sánh số này và số serial của nó, nếu số serial của máy secondary nhỏ hơn số của primary tức là dữ liệu zone trên Primary đã được thay đổi, như vậy máy secondary sẽ sao chép dữ liệu mới từ máy Primary thay cho dữ liệu đang có hiện hành.

refresh: chỉ ra khoản thời gian máy chủ secondary kiểm tra dữ liệu zone trên máy primary để cập nhật nếu cần. Giá trị này thay đổi tùy theo tần suất thay đổi dữ liệu trong zone.

retry: nếu máy chủ secondary không kết nối được với máy chủ Primary theo thời hạn mô tả trong refresh (do máy primary bị shutdown) vào lúc đó thì máy chủ secondary phải tìm cách kết nối lại với máy chủ primary theo một chu kỳ thời gian mô tả trong retry. Thông thường giá trị này nhỏ hơn refresh.

expire: nếu sau khoản thời gian này mà máy chủ secondary không kết nối được với máy primary thì dữ liệu zone trên máy secondary sẽ bị quá hạn, lúc này máy secondary sẽ không trả lời mọi truy vấn về zone này nữa. Giá trị expire này phải lớn hơn giá trị refresh và retry.

TTL: viết tắt của Time to Live. Giá trị này áp dụng cho mọi record trong zone và được đính kèm trong thông tin trả lời một truy vấn. Mục đích của nó là chỉ ra thời gian mà các máy chủ name server khác được cache lại thông tin trả lời. Việc cache thông tin trả lời giúp giảm lưu lượng truy vấn DNS trên mạng.

5. NS (Name Server)

Record tiếp theo cần có trong zone là NS (name server) record. Mỗi name server cho zone sẽ có một NS record.

Cú pháp:

{domain name} IN NS {DNS server}

6. PTR (Pointer)

Record PTR dùng để ánh xạ địa chỉ IP thành tên máy.

Cú pháp:

{IP-address} IN PTR {host-name}

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm 3 loại khác là A Record, CNAME Record & MX record

Hệ thống DNS đệm (DNS Recursive Caching) là gì?

Hệ thống DNS đệm (DNS)




I. Hoạt động của máy chủ DNS đệm (DNS Recursive Caching)
    Máy chủ tên miền khi xử lý các yêu cầu tìm kiếm tên miền dưới hình thức đệ quy (recursive) thường phải chuyển yêu cầu tới một vài máy tính rồi mới nhận được dữ liệu trả lời. Tuy nhiên khi tìm kiếm thông tin về tên miền theo hình thức recursive, máy chủ tên miền sẽ thu thập được một lượng thông tin về các bản ghi tên miền từ các máy chủ tên miền khác và lưu trữ trong bộ nhớ để phục vụ trả lời cho các lần truy vấn sau. Việc xử lý và lưu giữ thông tin như vậy gọi là đệm (Recursive Caching) dữ liệu bản ghi tên miền, các máy chủ thực hiện theo nguyên tắc này được gọi là máy chủ DNS Recursive Caching.
       Quá trình Recursive Caching dữ liệu như vậy làm tăng tốc độ tìm kiếm tên miền của máy chủ tên miền khi nhận được các yêu cầu tìm kiếm tên miền tiếp theo. Vào lần tìm kiếm tiếp theo, do máy chủ đã có dữ liệu của lần tìm kiếm trước nên nó biết được một phần thông tin trên hệ thống tên miền do đó quá trình tìm kiếm được thực hiện nhanh chóng hơn. Trong trường hợp tên miền muốn tìm thông tin ở lần truy vấn sau trùng với tên miền ở lần truy vấn trước đó, máy chủ tên miền sẽ lấy dữ liệu đã được lưu trong bộ nhớ để trả lời.
Ví dụ: máy chủ tên miền thực hiện tìm kiếm tên miền Bạn phải đăng ký để thấy được link trong qúa trình tìm kiếm thông tin về tên miền này, máy chủ tên miền đã có được địa chỉ IP tương ứng với tên miền và máy chủ quản lý tên miền này. Nếu có một yêu cầu tìm kiếm thông tin về tên miền Bạn phải đăng ký để thấy được link, máy chủ tên miền này sẽ không phải đi tìm máy chủ quản lý tên miền Bạn phải đăng ký để thấy được link vì nó đã được địa chỉ IP của tên miền này trong bộ nhớ và trả về địa chỉ IP của tên miền Bạn phải đăng ký để thấy được link ngay lập tức mà không cần truy vấn thông tin từ máy chủ quản lý tên miền hut.edu.vn.

II. Hệ thống máy chủ DNS đệm (DNS Recursive Caching) của VNNIC tại Việt Nam

     Hệ thống tên miền tổ chức theo cơ chế phân cấp, việc truy vấn tên miền sẽ thực hiện qua các máy chủ được phân cấp từ thấp đến cao. Tại VN khi truy vấn tên miền quốc tế, máy chủ DNS của các ISP sẽ phải truy vấn máy chủ DNS ROOT để lấy thông tin về máy chủ quản lý tên miền cấp cao cần tìm; trong trường hợp máy chủ DNS của ISP cần truy vấn tên miền .VN thì nó cũng phải truy vấn máy chủ DNS ROOT để tìm ra máy chủ quản lý tên miền .VN. Trong trường hợp kết nối từ máy chủ DNS của ISP tại Việt Nam đến máy chủ DNS ROOT không thực hiện được thì việc truy vấn & phân giải tên miền .VN hoàn toàn không thực hiện được. Để đảm bảo khả năng truy vấn liên tục không gián đoạn cho tên miền .VN và tăng tốc độ truy vấn tên miền (.VN và tên miền quốc tế) Trung tâm Internet Việt Nam đã xây dựng hệ thống máy chủ DNS Recursive Caching để hỗ trợ các ISP và cộng đồng Internet Việt Nam.

1. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống máy chủ DNS Recursive Caching của VNNIC:
 
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống DNS Recursive Caching Việt Nam

    Khi người sử dụng cần truy cập một địa chỉ thuộc tên miền .VN mà máy chủ quản lý tên miền cục bộ không có dữ liệu về tên miền đó thì nó phải truy vấn máy chủ DNS ROOT. Tuy nhiên, nếu lúc này mạng Internet của Việt Nam không thể kết nối ra nước ngoài thì mặc dù máy của người sử dụng và máy chủ mà người sử dụng muốn truy cập tới đều ở trong nước nhưng người sử dụng vẫn không thể truy cập tới máy chủ mong muốn này vì tên miền cần truy cập không thể được phân giải. Để khắc phục điều này, hệ thống DNS đệm (DNS Recursive Caching) của Việt Nam được thiết lập để kết nối các DNS trong nước với nhau, đảm bảo tên miền .VN vẫn được phân giải khi kết nối quốc tế bị gián đoạn, đồng thời cũng làm giảm thời gian truy vấn tên miền. Theo đó, máy chủ DNS của các ISP trong nước sẽ trỏ vào máy chủ DNS đệm (DNS Recursive Caching). Khi máy chủ DNS của các ISP không có dữ liệu về tên miền mà người sử dụng cần, nó sẽ hỏi máy chủ DNS đệm (DNS Recursive Caching). Nếu có dữ liệu này trong bộ nhớ đệm của mình, máy chủ DNS đệm (DNS Recursive Caching) sẽ trả lời. Nếu không, máy chủ DNS đệm (DNS Recursive Caching) sẽ truy vấn các máy chủ DNS khác để có câu trả lời và lưu dữ liệu này vào bộ nhớ đệm (trong một khoảng thời gian nhất định) để lần sau nếu có yêu cầu tương tự, nó sẽ có sẵn câu trả lời. Hệ thống máy chủ DNS đệm (DNS Recursive Caching) của Việt Nam được thiết lập theo cơ chế : đối với các truy vấn tên miền .VN sẽ hỏi trực tiếp lên các máy chủ DNS .VN, còn đối với các truy vấn tên miền cấp cao sẽ hỏi lên máy chủ DNS ROOT.

2. Quy định sử dụng hệ thống máy chủ DNS Recursive Caching của Việt Nam:

    VNNIC cung cấp 02 hệ thống máy chủ DNS Recursive Caching, sử dụng để nhận và phân giải các truy vấn tên miền từ các máy chủ DNS của các ISP trong nước đã đăng ký sử dụng dịch vụ với VNNIC.
Thông tin về 02 máy chủ DNS Recursive Caching như sau :

   - Máy chủ DNS Recursive Caching khu vực phía Bắc (DNS Recursive Caching 1):
        DNS name: nscache1.vnnic.net.vn
        IP Address: 203.119.8.106
        Vị trí: đặt tại phòng máy chủ VNNIC tại Hà nội.

   - Máy chủ DNS Recursive Caching khu vực phía Nam (DNS Recursive Caching 2):
        DNS name: nscache2.vnnic.net.vn
        IP Address: 203.119.36.106
        Vị trí: đặt tại phòng máy chủ VNNIC tại TP. HCM.


    Máy chủ DNS Recursive Caching 1 nhận forward truy vấn tên miền từ các máy chủ DNS của các ISP khu vực phí Bắc. Máy chủ DNS Recursive Caching 2 nhận forward truy vấn tên miền từ các máy chủ DNS của các ISP khu vực phía Nam.

Máy chủ (server) là gì? Hệ thống mạng doanh nghiệp như thế nào?


 


Máy chủ (Server) là gì? hệ thống mạng doanh nghiệp là gì?

      Với tình hình phát triển thông tin như vũ bão ngày nay. Thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Vậy máy chủ là gì? máy chủ hay còn gọi là server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác,lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan lại với nhau... và nó là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm server cho web, webmail..ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mổi máy muốn in thì phải cần một máy cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau..hay dùng USB drive chép dữ liệu qua máy in có gắn máy in để in...nhưng khi dùng server thì chúng ta không phải làm thế, chỉ cần cái máy in lên server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng..ngoài ra còn dùng làm webmail trao đổi lẫn nhau..hay chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng..và mạng kết nối máy tính này gọi là mạng LAN..

    Vậy server gồm những hãng nào? đó là gồm Sun, IBM, HP, Dell, CompaQ,..nhưng Sun của hãng SUN MICROSYSTEM ( hãng sản xuất phần mềm Java, Unix Solaris, Openoffice, My SQL,...) là tốt hơn cả, cùng hệ điệu hành UNIX SOLARIS,và thương được dùng trong những ứng dụng cao..với công nghệ vượt trội, dù giá có cao hơn một chút.

   Một server có giá từ 60 triệu đến 10 tỷ đồng.

Plesk Control Panel và những thắc mắc hay gặp.


 
1.
 Plesk là gì ?

    Plesk Control Panel hay còn gọi nhanh là Plesk là một phần mềm dùng để quản lý hosting trong đó bao gồm các dịch vụ như Web service, Email service, DNS Service, SQL Service, PHP, ASP, etc...

2. Plesk dành cho những ai ?

- Dành cho những nhà quản trị các dịch vụ như Web, Email, DNS, etc...với số lượng lớn website.
- Admin/User cần một web base trên đó tích hợp đầy đủ các tính năng có thể control các service để vận hành cho website của mình.

3. Quản trị plesk như thế nào ?

Plesk support 3 cấp độ quản trị như sau:
- Administrator
- Reseller
- End User
Ta sẽ đề cập đến 3 cấp độ quản trị này trong các bài viết sau.

4. Plesk có miễn phí không ?

    Tất nhiên là không rồi, đã là business thì không thể free. Tuy nhiên vẫn có một số phần mềm free nhưng theo tôi về mặt chức năng thì không bằng Plesk.

5. Vậy chi phí như thế nào ?

   Các bạn truy cập vào đây và chọn platform tương ứng sau đó sẽ biết phí chi tiết cho các option của mình.

6. Plesk support những platform nào?

Support 2 platform, trong đó bao gồm:
- Windows
- Unix/Linux

7. Làm thế nào có thể download Plesk?

   Các bạn truy cập vào đây để có thể download version mới nhất của Plesk.

   Trên đây là một số overview cơ bản và những câu hỏi thường gặp. Sau đây ta sẽ bắt đầu tiến hành cài đặt Plesk.

Sử dụng

   Sau khi login vào plesk các bạn sẽ được chuyển tới trang Home và sẽ thấy giao diện default bao gồm 2 frame như trong hình 1 trên. Trong đó:

- Frame bên trái: sẽ chứa các menu thường dùng nhất.
- Frame bên phải: sẽ chứa các chức năng mà khi các bạn click vào menu bên trái như Home, Resellers, Clients, Domain….

I. Frame bên trái:

Menu Home: khi click vào sẽ trở về trang Home
Menu Resellers: quản lý các tài khoản resellers
Menu Clients: quản lý các user account
Menu Domains: quản lý toàn bộ domain trên server
Menu settings: quản lý các setting config trên plesk và một số settings thuộc ứng dụng của server như IIS, IP address, Bandwidth, log action của plesk, etc…

II. Frame bên phải:

1. Các tính năng của trang Home

- Welcome Trung Nghia: Trung Nghia là tên của admin do config trên plesk

- Hostname: giống như computer name trên windows hoặc hostname trên linux.

- IP Address: địa chỉ IP của server

- Resellers: kế bên đây là thống kê số lượng reseller hiện có trên server

- Clients: thống kê số lượng clients hiện có trên server

- Domains: thống kê số lượng domains hiện có trên server

- Disk space: hiển thị dung lượng đĩa cứng trên server bao gồm tổng space là bao nhiêu ? còn dư bao nhiêu ?

- Memory: hiển thị tổng dung lượng ram của server và tổng dung lượng ram còn dư là bao nhiêu.

- Parallels plesk panel version: hiển thị thông số version của phần mềm plesk đang chạy là bao nhiêu.

- Operating system: hiển thị thông tin hệ điều hành của server đang chạy.

- CPU: thông số CPU của server.

- Average load: mức độ load trung bình hiện tại của server.

- Accounts: quản lý các vấn đề liên quan tới tài khoản account của resellers và clients như tạo/xóa/edit thông tin

resellers/clients, quản lý templates resellers/clients, etc….

- Domains: quản lý các vấn đề liên quan tới domain như tạo/xóa/edit domain, quản lý domain templates, etc…

- Server: quản lý đến các ứng dụng backend như cấu hình của mail server, DNS, database, backup/restore, IP address, etc…

- Applications & services: quản lý các vấn đề liên quan tới đăng ký domain, quản lý domains, xây dựng các website có sẵn từ
tool của plesk, etc…

- Interface: quản lý các giao diện và button, logo… của plesk.

- Logs & statistics: quản lý các vấn đề liên quan đến resource đã sử dụng của server, thống kê log, các action đã thao tác trên plesk, event log của server, báo cáo chung, thông báo…

- Security: quản lý các vấn đề liên quan đến access, limit access, kiểm tra các active session, certificates…

- Account: quản lý thông tin của tài khoản admin trên plesk.

- Help & support: quản lý các vấn đề liên quan đến support với bên cung cấp phần mềm là Parallels như trợ giúp, license, update…

2. Các tính năng của trang Resellers

- Create reseller account: tạo tài khoản reseller.

- Resellers account templates: quản lý các mẫu templates khi tạo reseller.

- View traffics by resellers: quản lý resource của các resellers hiện tại trên server đang có.

3. Các tính năng của trang Clients

- Create client account: tạo tài khoản client cho khách hàng.

- Clients account templates: quản lý các mẫu templates khi tạo client.

- Traffic Usage: quản lý băng thông của client đã sử dụng trên server.

4. Các tính năng của trang Domains

- Create domain: tạo thêm domain trên server.

- Domain templates: quản lý các mẫu templates khi tạo domain.

- View statistics: xem thống kê space, lưu lượng băng thông, email account, tài khoản FTP, etc…của các domain đang có trên server.

- Traffic Usage: quản lý băng thông của client đã sử dụng trên server.

5. Các tính năng của trang Settings

- Administrator Account: quản lý thông tin của tài khoản admin plesk

- General: quản lý thông tin đến các vấn đề config như hostname/computer name, giờ hệ thống, license plesk, IP...

- Security: các vấn đề liên quan đến bảo mật như limit access, security rule, SSL...

- DNS: quản lý các cấu hình chính của DNS service. Không trực tiếp quản lý các record.

- Database hosting: quản lý các connection giữa các server database và plesk. Trong đó bao gồm thông tin server IP, username và password.

- Mail: quản lý các vấn đề liên quan đến config mail server, webmail sẽ sử dụng là gì ? các cơ chế chống spam mail, virus protection.

- Log: quản lý về cấu hình lưu trữ log, log thao tác của plesk.

- Control Panel Interface: cấu hình giao diện plesk control panel.

- Components & Modules: quản lý các plugin, addon của plesk như VPN...

Parallels Plesk Panel- phần mềm quản trị hệ thống



Parallels Plesk Panel là một giải pháp tổng thể trong việc quản lý máy chủ bao gồm các dịch vụ như web, thư điện tử, cơ sở dữ liệu, tên miền … Với 4 tiêu chí “Sử dụng đơn giản, thanh toán linh hoạt, hiệu quả thực thi và bảo mật thông tin”, Plesk là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà cung cấp hosting, thiết kế web, chuyên viên tin học và các đối tác kinh doanh.



Giúp bạn kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể dễ dàng tăng ARPU bằng cách:    
    •   Bán các ứng dụng web cho người dùng cuối.
•   Bán chức năng tạo trang web nhanh SiteBuilder.
•   Cung cấp một số các dịch vụ khác như đăng ký tên miền và chứng chỉ SSL.
   
Quản lý dễ dàng, thân thiện. Bạn có thể dễ dàng:    
    •   Quản lý máy chủ với các tính năng quản trị thuận tiện.
•   Đơn giản hóa các thao tác của người dùng với giao diện trực quan.
•   Cung cấp thêm các tính năng phụ trội cho gói dịch vụ chẳng hạn như mobile websites và tạo lập trang web.
   
Cung cấp một giải pháp toàn vẹn. Plesk Panel 10 mang đến cho bạn:    
    •   Một hệ thống quản lý hosting được tự động hóa gần như hoàn toàn.
•   Bảo mật thông tin tốt hơn với việc hỗ trợ cách ly các site thông qua FastCGI, tăng mật độ tài khoản khách hàng với suPHP. Cũng như khả năng cô lập shell script với SecureLVE (với Cloud Linux).
•   Hệ thống quản lý thanh toán được tích hợp.


Chuyên gia thiết kế web: Tại sao chúng tôi chọn Parallels Plesk Panel? Bởi vì nó:

- Phù hợp với yêu cầu của thiết kế web. Chẳng hạn như, nó mang lại:
  •     Thiết lập nhiều host dựa trên gói dịch vụ với cấu hình được định sẵn
  •     Cho phép tạo nhiều tài khoản FTP, kết hợp với cấu trúc web linh hoạt

- Dễ dàng thêm các ứng dụng vào trang web. Với Plesk Panel 10, bạn có thể:
  •     Lựa chọn từ hơn 150 ứng dụng mã nguồn mở và thương mại
  •     Thêm ứng dụng vào trang web với chỉ một cú nhấn chuột
  •     Cung cấp công cụ của Google cho Webmaster

- Tiết kiệm thời gian với tính năng tự quản trị.
  •     Giới hạn người dùng truy cập thông qua việc gán quyền
  •     Cho phép khách hàng tự quản lý tài khoản email
  •     Cho phép khách hàng quản lý việc truy cập của nhân viên vào ứng dụng chỉ định
Chuyên viên IT: Tại sao chúng tôi chọn Parallels Plesk Panel? Bởi vì nó:

- Dễ dàng tạo ra trang web. Plesk Panel 10 mang đến cho bạn 
  • Khả năng tạo lập một trang web hoàn chỉnh bằng công cụ SiteBuilder với hàng trăm mẫu thiết kế dựng sẵn
  •  Quản lý máy chủ và trang web thông qua một giao diện tập trung
- Dễ dàng bổ sung chức năng. Parallels Plesk Panel cho phép bạn:
  •     Chỉ một cú nhấp chuột để mở ra kho lưu trữ với hơn 200 ứng dụng mã nguồn mở và thương mại
  •     Gán quyền cho phép nhân viên truy cập vào các ứng dụng chỉ định
  •     Sử dụng Google Tools để đơn giản hóa tác vụ quản trị website
- Chia sẻ dễ dàng với cộng sự. Chẳng hạn như, bạn có thể:
  •     Cho phép truy cập vào tài khoản nhân viên dựa trên các quyền được gán
  •     Cho phép nhân viên tự quản lý tài khoản email
  •     Đơn giản hóa các thao tác của người dùng với giao diện trực quan.
Đối tác kinh doanh: Tại sao chúng tôi chọn Parallels Plesk Panel? Bởi vì nó:
  •     Tăng doanh thu: bằng cách mở rộng các dịch vụ kinh doanh chẳng hạn cung cấp hàng trăm các ứng dụng SaaS thông qua Parallels Storefront từ đó gia tăng doanh thu trên mỗi khách hàng.
  •     Nâng cao sự hài lòng cho khách hàng: bằng cách cung cấp một giải pháp tổng thể với các đặc tính như Parallels Plesk Sitebuilder và một hệ thống quản lý thanh toán tích hợp bạn sẽ trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và mang đến nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng
  •     Giảm chi phí hỗ trợ sản phẩm: giao diện người dùng cuối trực quan đồng nghĩa với khối lượng công việc của đội ngũ hỗ trợ sẽ giảm bớt.