Hiển thị các bài đăng có nhãn điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Đặc điểm nổi bật của cloud server

Đặc điểm nổi bật



Tính sẵn sàng cao 

   Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các máy chủ trong “Cloud” và các khách hàng sẽ được tận hưởng lợi ích của hệ thống tự động chuyển đổi giữa các máy chủ khi mà một 
trong các phân hệ quản trị ảo hóa gặp sự cố và không thể kết nối.
        
Triển khai nhanh chóng

   Triển khai hoạt động cho một máy chủ “Cloud” nhanh chóng trên giao diện quản lý tài nguyên Cloud Server. Khôi phục, cài đặt lại hoặc cài mới các máy chủ ảo nhanh chóng và dễ dàng.
 
Dễ dàng nâng cấp

   Nếu khách hàng cần thêm tài nguyên, chỉ cần nâng giới hạn tài nguyên cho các máy chủ ảo hoặc tạo thêm các máy chủ ảo mới trong hệ thống nội bộ của bạn để phục vụ cho tăng trưởng của công việc kinh doanh.
 
Hệ thống quản lý

   Hệ thống quản lý trên nền web-based, giao diện quản lý chi tiết được thiết kế đơn giản, tiện dụng và dễ hiểu nhất cho phép khách hàng quản lý mọi tài nguyên được cấp phép và phân bổ tài nguyên cho các máy chủ ảo.

 Sao lưu dữ liệu

     Hệ thống sao lưu khi thực hiện tác vụ sẽ sao lưu lại máy chủ ảo dưới dạng “snapshot” hệ thống giúp đảm bảo nguyên trạng dữ liệu và cấu hình hệ thống, ngoài ra các cấu hình thiết lập trên hệ thống cũng sẽ được sao lưu tự động cùng thời điểm chạy tác vụ.

Truy cập từ xa

    Mọi máy chủ ảo đều được cấp quyền truy cập đầy đủ như hệ thống KVM. Truy cập máy chủ Linux với đầy đủ quyền quản trị của tài khoản root. Truy cập máy chủ Windows bằng Remote Desktop Protocol (RDP) với tài khoản quản trị cao nhất.

Bảo mật nâng cao

   Cloud Server sử dụng hệ thống bảo mật nhiều tầng, lớp mới nhất, đảm cho máy chủ ảo trên “Cloud” được bảo vệ toàn thời gian trên đối với cả dòng dữ liệu ra/vào trên hệ thống khi giao tiếp với hệ thống bên ngoài.

Cơ sở hạ tầng hiện đại

   Cơ sở hạ tầng của Cloud Server sử dụng hệ thống máy chủ chất lượng cao hỗ trợ các bộ vi xử lý chuyên dụng dành cho doanh nghiệp từ các hãng IBM, Dell, Cisco.Bộ nhớ tối thiểu cho các hệ thống ảo hóa là 128GB, phần cứng lưu trữ theo chuẩn SSD.

Hỗ trợ 24/7
   Digistar với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và thân thiện luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24h/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm.

Sử dụng linh hoạt

   Khách hàng có thể mở rộng hệ thống Cloud Server bằng cách nâng cấp tài nguyên hoặc thêm mới các máy chủ mới. Các máy chủ ảo có thể sử dụng các hệ điều hành khác nhau trên, và việc thay đổi hệ điều hành sử dụng cũng có thể thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tài nguyên thực

   Chúng tôi cam kết không bán vượt số lượng tài nguyên thực có, không chạy đua vì mục đích lợi nhuận bất chấp quyền lợi khách hàng và chất lượng dịch vụ. Thiết kế kỹ thuật của hệ thống Cloud Server là quản trị ảo hóa thực sự, cam kết những tài nguyên đã được cấp sẽ không được cấp cho bất kỳ ai khác nữa.

Công nghệ lưu trữ đám mây

  Là hệ thống lưu trữ với công nghệ tiên tiến của Parallels giúp tăng cường tính sẵn sàng cao, hiệu năng thực thi, an toàn dữ liệu cũng như khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ của máy chủ đám mây bằng phương thức lưu trữ phân tán và sử dụng ổ cứng thể rắn SSD.

 

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Điện toán đám mây và ứng dụng

      Trong vài năm lại đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Đa số chúng ta đều đã và đang sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong đời sống hàng ngày cũng như trong quản lý doanh nghiệp.



Vậy điện toán đám mây (cloud computing) là gì?

Cloud Computing, hay còn gọi là Điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Cách thức "điện toán đám mây" hoạt động?

Hãy tưởng tượng bạn là Giám đốc điều hành của một công ty lớn. Trách nhiệm của bạn có bao gồm việc phải đảm bảo rằng tất cả các nhân viên công ty đều có các phần cứng và phần mềm cần thiết để phục vụ cho công việc. Mua một hệ thống máy tính vẫn không đủ, bạn cũng phải mua thêm phần mềm và bản mềm phần mềm hợp pháp nữa. Bất cứ khi nào có một nhân viên mới, bạn cũng phải mua thêm phần mềm mới hoặc phải chuyển giao giấy phép bản quyền phần mềm hiện tại cho người dùng khác mới. Tất cả những việc đó khá rắc rối, tốn thời gian và tốn không ít tiền bạc của bạn.

Và đó là lúc bạn cần đến điện toán đám mây. Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép nhân viên của bạn đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình mà họ cần cho công việc của mình. Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp nhân viên của bạn chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp.
 
Trong hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể. Máy tính tại doanh nghiệp bạn không còn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, chương trình nặng. Thay vào đó, mạng máy tính tạo nên các đám mây sẽ đảm nhận công việc xử lý chúng, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho phần cứng và phần mềm. Điều duy nhất mà máy tính của người sử dụng cần để có thể chạy được phần mềm là giao diện để có thể sử dụng hệ thống điện toán đám mây, đó có thể đơn giản là một trình duyệt Web, và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại.


Hầu hết chúng ta đều đã đang sử dụng điện toán đám mây nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Các dịch vụ e-mail trên nền web như Hotmail, Yahoo! Mail hoặc Gmail chính là những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ điện toán đám mây. Thay vì chạy một chương trình e-mail trên máy tính của bạn, bạn đăng nhập vào một tài khoản e-mail thông qua internet từ xa. Các phần mềm và lưu trữ cho tài khoản của bạn không tồn tại trên máy tính của bạn - đó là trên máy tính đám mây của dịch vụ.

Ưu điểm của "điện toán đám mây"?

Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt thuê máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giảm lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi để đáp ứng yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau:

Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời bằng cách huy động tài nguyên rỗi hiện có trên internet.
Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Thay vào đó họ chỉ cần phải xác định nhu cầu của mình rồi sau đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cloud tiến hành.
Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Việc khoán ngoài được công việc thiết lập và vận hành bộ máy IT thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.
Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên điện toán đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa.


VPS là gì?

VPS là gì? 

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:

- Máy chủ game (game server).

- Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn...)

- Phát triển platform.

- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.

- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.

- Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu...

- Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video...



Nhược điểm của VPS?

 - Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.
- Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc.
- Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều.
- Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của VPS không đạt được hiệu quả như mong muốn.

 Cloud Server là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS

 Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn Cloud VPS nhờ vào số lượng server sử dụng trong một cụm. Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, Cloud Server là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.
- VPS được khởi tạo và chạy trên một Server vật lý, vì thế khi Server vật lý bị lỗi hoặc vào những giờ cao điểm Server vật lý thường bị treo dẫn đến VPS sẽ tạm ngưng hoạt động. Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.

- Với VPS, bạn không được đảm bảo lượng tài nguyên phần cứng mà bạn trả tiền, vì những người khác trong cùng một nốt VPS có thể sử dụng qua tài nguyên của bạn. Điều này không hề xảy ra với Cloud Server, bạn có được nguồn tài nguyên đảm bảo và luôn sẵn sàng khi bạn cần.

- Ở VPS khi cần mở rộng hay thu hẹp tài nguyên phải tiến hành nâng cấp máy chủ vật lý tạo ra VPS, rất mất thời gian và chỉ mở rộng một lượng nhất định. Với Cloud Server bạn còn có thể thoải mái điều chỉnh cấu hình của Cloud Server bất kỳ lúc nào.
- VPS ảo hóa từ một máy chủ vật lý nên cách thức vận hành và năng suất không đạt được như mong muốn của người dùng. Cloud server hình thành từ một hạ tầng ảo hóa được xây dựng từ các công nghệ hàng đầu của Cisco, Netapp, Vmware…đảm bảo về cách thức vận hành, tốc độ xử lý nhanh và cho năng suất tối đa.

Máy chủ (server) ảo trên nền điện toán đám mây.


    Ngày nay với sự phát triển của CNTTT Khách hàng có thể lựa chọn sử dụng  VPS ( máy chủ ảo) để có thể dùng như một Server riêng cho nhu cầu của Công ty, cũng như không cần phải đầu tư chi phí lớn để có thể sỡ hữu cũng như sử dụng một Server ( máy chủ riêng) .Nhưng hiện nay một khái niệm mới, một công nghệ mới đang được sử dụng và mang lại hiệu quả tốt hơn đó là :  CLOUD SERVER


 Với cloud server DIGIPOWER sẽ cung cấp cho Khách hàng  tương tự như VPS nhưng được phát triển và triển khai trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây , Các tính năng và ưu điểm vượt trội của công nghệ mới này mà bạn sẽ không có được khi sử dụng các VPS thông thường.
Cloud server của bạn hoạt động trên nhiều kết nối Server vật lý. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một Server vật lý.
Hỗ trợ khả năng bảo mật đa lớp từ lớp vật lý đến lớp ảo hóa, sử dụng công nghệ bảo mật tối ưu của Cisco Systems: Firewall, Virtual Security Gateway đảm bảo luồng dữ liệu được bảo mật và tối ưu.
Với Cloud Server, bạn hoàn toàn chủ động việc quản trị & cài đặt các ứng dụng cần thiết theo nhu cầu