Hiển thị các bài đăng có nhãn máy chủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy chủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Máy chủ (server) và những điều cần biết

     Với tình hình phát triển thông tin như bão ngày nay. Thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Vậy máy chủ là gì? máy chủ hay còn gọi là server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác,lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan lại với nhau... và nó là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm server cho web, webmail..ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mổi máy muốn in thì phải cần một máy cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau..hay dùng USB drive chép dữ liệu qua máy in có gắn máy in để in...nhưng khi dùng server thì chúng ta không phải làm thế, chỉ cần cái máy in lên server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng..ngoài ra còn dùng làm webmail trao đổi lẫn nhau..hay chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng..và mạng kết nối máy tính này gọi là mạng LAN..



Máy chủ là gì?


Máy chủ: Một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ.

Một máy dịch vụ in là một máy tính, nó quản lý một hoặc nhiều máy in, và một máy dịch vụ mạng là một máy tính quản lý các luồng thông tin trên mạng. Một máy dịch vụ cơ sở dữ liệu là một hệ thống máy tính xử lý truy vấn cơ sở dữ liệu.

Có những loại máy chủ nào?


Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành ba loại: Máy chủ ảo và máy chủ riêng và máy chủ đám mây.

Máy chủ riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ

Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.


Sau đây là những lợi ích khi bạn sử dụng dịch thuê máy chủ:
  • Bạn được tùy chọn máy chủ. tùy chọn cấu hình, tùy chọn thương hiệu của máy chủ: IBM, DELL, HP
  • Dễ dàng chuyển đổi từ loại máy chủ sang loại máy chủ khác, ví dụ: bạn đang dùng máy chủ của DELL bạn muốn chuyển sang IBM, điều đó rất dễ, hoặc bạn đang sử dụng máy chủ với cấu hình như thế này bạn muốn dùng cấu hình cao hơn điều này cũng rất đơn giản. Nếu bạn mua máy chủ việc chuyển sang máy chủ khác hoặc chuyển sang máy chủ cấu hình cao thì hơi khó, chi phí cho việc đó không phải đơn giản, không phải doanh nghiệp cũng làm được.
  • Các hãng(IBM, DELL, HP) thường xuyên cho ra máy chủ thế hệ mới với nhiều tính năng mới, mà thê hệ trước đó không có được. Khi thuê máy chủ bạn sẽ có cơ hội sử dụng máy chủ thế hệ mới.

Phân loại máy chủ (server)





Dựa theo cách thức tạo ra máy chủ, người ta phân thành 3 loại chính như sau : 

  1.  Dedicated server (máy chủ riêng): là một máy chủ chạy trên phần cứng với đầy đủ các thiết bị như HDD, RAM… như một máy tính thông thường và việc nâng cấp máy chủ đòi hỏi nâng cấp phần cứng. 
  2. VPS (Virtual Private Server – máy chủ ảo ): là loại máy chủ được hình thành bằng cách phân chia tài nguyên trên một máy chủ gốc thông qua phương pháp ảo hóa. Việc nâng cấp máy chủ được thực hiện dễ dàng thông qua phần mềm quản lí hệ thống và bị ràng buộc bởi thông số của máy chủ gốc. 
  3.  Cloud server (máy chủ đám mây): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime (khoảng thời gian máy tính tạm dừng hoạt động). Máy chủ cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Dựa vào chức năng, người ta thường chia thành các loại máy chủ sau:
  1.     Máy chủ web (Web Server) là máy chủ thực hiện chức năng chủ yếu là mang trang web đến cho khách hàng. Khách hàng và máy chủ liên hệ với nhau bằng giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Nội dung được hiển thị chủ yếu dưới dạng tài liệu HTML (Hypertext Markup Language) bao gồm hình ảnh, chữ, đoạn mã…
  2.     Máy chủ Database (Database Server) là máy chủ mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có hệ quản trị CSDL chẳng hạn như: SQL server, MySQL, Oracle…
  3.     Máy chủ FTP (FTP server): FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là "Giao thức truyền tập tin") là giao thức chuẩn để truyền tải tập tin từ 1 máy chủ sang 1 máy khác dựa vào mạng lưới – chủ yếu là mạng Internet. FTP server được xây dựng dựa trên kiến trúc máy chủ - máy khách, sử dụng hệ thống điều khiển và kết nối dữ liệu riêng biệt.
  4.     Máy chủ DNS (DNS Server) là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
  5.     Máy chủ DHCP (DHCP server): DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol - giao thức cấu hình động máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP server là máy chủ có cài đặt dịch vụ DHCP, nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Máy chủ (server) là gì? Hệ thống mạng doanh nghiệp như thế nào?


 


Máy chủ (Server) là gì? hệ thống mạng doanh nghiệp là gì?

      Với tình hình phát triển thông tin như vũ bão ngày nay. Thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Vậy máy chủ là gì? máy chủ hay còn gọi là server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác,lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan lại với nhau... và nó là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm server cho web, webmail..ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mổi máy muốn in thì phải cần một máy cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau..hay dùng USB drive chép dữ liệu qua máy in có gắn máy in để in...nhưng khi dùng server thì chúng ta không phải làm thế, chỉ cần cái máy in lên server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng..ngoài ra còn dùng làm webmail trao đổi lẫn nhau..hay chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng..và mạng kết nối máy tính này gọi là mạng LAN..

    Vậy server gồm những hãng nào? đó là gồm Sun, IBM, HP, Dell, CompaQ,..nhưng Sun của hãng SUN MICROSYSTEM ( hãng sản xuất phần mềm Java, Unix Solaris, Openoffice, My SQL,...) là tốt hơn cả, cùng hệ điệu hành UNIX SOLARIS,và thương được dùng trong những ứng dụng cao..với công nghệ vượt trội, dù giá có cao hơn một chút.

   Một server có giá từ 60 triệu đến 10 tỷ đồng.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Máy chủ (server) ảo trên nền điện toán đám mây.


    Ngày nay với sự phát triển của CNTTT Khách hàng có thể lựa chọn sử dụng  VPS ( máy chủ ảo) để có thể dùng như một Server riêng cho nhu cầu của Công ty, cũng như không cần phải đầu tư chi phí lớn để có thể sỡ hữu cũng như sử dụng một Server ( máy chủ riêng) .Nhưng hiện nay một khái niệm mới, một công nghệ mới đang được sử dụng và mang lại hiệu quả tốt hơn đó là :  CLOUD SERVER


 Với cloud server DIGIPOWER sẽ cung cấp cho Khách hàng  tương tự như VPS nhưng được phát triển và triển khai trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây , Các tính năng và ưu điểm vượt trội của công nghệ mới này mà bạn sẽ không có được khi sử dụng các VPS thông thường.
Cloud server của bạn hoạt động trên nhiều kết nối Server vật lý. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một Server vật lý.
Hỗ trợ khả năng bảo mật đa lớp từ lớp vật lý đến lớp ảo hóa, sử dụng công nghệ bảo mật tối ưu của Cisco Systems: Firewall, Virtual Security Gateway đảm bảo luồng dữ liệu được bảo mật và tối ưu.
Với Cloud Server, bạn hoàn toàn chủ động việc quản trị & cài đặt các ứng dụng cần thiết theo nhu cầu